Sáng ngày 13/7, tại kỳ họp thứ 15 của Hội đồng
Nhân dân (HĐND) TP.HCM, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Trần Quang Lâm
cho biết đến đầu năm 2021 sẽ hoàn thành dự
án xây dựng Cầu Thủ Thiêm 2.
Tình hình giao thông khu Nam
Cụ thể, trước các chất vấn của
đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung về tình hình triển khai các dự án trọng điểm đã
được HĐND thành phố ghi vốn, cùng đề nghị giải trình thêm tiến độ thực hiện dự
án Cầu Thủ Thiêm 2, nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, đường
Huỳnh Tấn Phát.
Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần
Quang Lâm cho biết nguồn vốn chính là vấn đề khi theo chương trình đột phá về
giảm ùn tắc giao thông của thành phố HCM có đặt ra 172 dự án giao thông cần
triển khai với tổng nguồn lực cần thiết là 393 tỷ USD. Nhưng theo ông Lâm,
nguồn vốn đã được bố trí cả ngân sách, ODA và PPP chỉ đạt 47.000 tỷ (chiếm
15%).
Theo tiến độ, hiện tại thành
phố đã hoàn thành 45 dự án và tới 2020 phải xong tiếp 22 dự án. 41 dự án phải
được hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó thành phố tập trung vào
các dự án hướng tâm và các quốc lộ 50, 22, 13... kết nối TP.HCM với vùng lân
cận. Tiếp theo là các tuyến đường ở cụm sân bay Tân Sơn Nhất và các dự án giao
thông kết nối cảng Cát Lái (quận 2).
![]() |
Kẹt xe khu vực quận 7 - quận 4 luôn là nỗi ám ảnh thường xuyên |
Theo ông Lâm, với
phương pháp mô phỏng giao thông cho thấy điểm nghẽn đáng lo ngại nhất của thành
phố là khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và phía Nam vì hạ tầng đã vượt ngưỡng đến
năm 2021. Trong đó năng lực thông hành của khu vực sân bay Tân Sơn Nhất đã vượt
ngưỡng 1,2 lần.
Đến năm 2021, phía nam
và cửa ngõ sân bay hướng Trường Chinh - Âu Cơ cũng gặp khó khăn. Khi tuyến
metro số 1 và BRT đi vào khai thác vào năm 2025 thì khu vực phía nam Sài Gòn
vẫn chưa giải quyết được điểm nghẽn.
Về nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, ông Trần Quang
Lâm cho biết đã được chuyển cho Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao
thông và dự án đang ở giai đoạn duyệt thiết kế. Đến cuối năm sẽ tiến hành khởi
công 2 hầm chui trực thông trên đường Nguyễn Văn Linh và dự kiến hoàn thành vào
quý I năm 2021.
Với đường Huỳnh Tấn
Phát (nối trung tâm thành phố đi huyện Nhà Bè và Cần Giờ), ông Trần Quang Lâm
khẳng định là đây trục đường có chức năng vận tải rất lớn. Thành phố đã nâng
cấp một đoạn từ cầu Phú Xuân đến Bình khánh, đã duyệt thiết kế và đang tổ chức
đấu thầu, chậm nhất tháng 12 sẽ khởi công.
Một vấn đề gây nhức
nhối khác là dự án cầu đường Nguyễn Khoái kết nối quận 7, quận 4 với quận 1 vẫn
chưa được HĐND thành phố thông qua để đưa vào kế hoạch bố trí vốn. Dự án này có
tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Cùng với đó dự án cầu Bình Tiên kết nối quận
8 với quận 6 cũng nằm trên giấy gần chục năm cũng là điều các đại biểu bức xúc
phản ánh, đề nghị thành phố sớm thực hiện (Theo Zing.vn).
Cầu Thủ Thiêm 2 sẽ hoàn thành vào năm 2021
Khi đề cập đến cầu Thủ Thiêm 2,
ông Trần Quang Lâm cho biết hiện cây cầu này đang được thực hiện theo hình thức
BT, ngoài việc giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, cây cầu còn là điểm nhấn
cho kiến trúc thành phố với thiết kế cầu dây văng hàm rồng rất đẹpBắt đầu thi công từ năm 2015 nhưng đến nay chỉ đạt 18% khối lượng. Đường dẫn và các trụ cầu phía quận 2 đang triển khai. Trong khi đó, phía quận 1 vừa bắt đầu làm nhưng vấn đề giải phóng mặt bằng đang là nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn.
"Vướng ở đây là mặt bằng liên quan đến đất của Bộ Quốc phòng. Cách đây 1 tháng, Ban Thường vụ Thành ủy đã làm việc với Quân ủy Trung ương, thống nhất trong quá trình làm thủ tục sẽ giao một phần mặt bằng khoảng 5.000 m2 trên đường Tôn Đức Thắng để làm trước”, ông Lâm cho biết (Theo Zing.vn).
![]() |
Phối cảnh cầu dây văng Thủ Thiêm 2 |
Cầu Thủ Thiêm 2 có quy
mô sáu làn xe với chiều dài 1.465 m, điểm đầu là giao lộ Tôn Đức Thắng - Lê
Duẩn (quận 1), điểm cuối kết nối vào tuyến R1 khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Trong đó phần cầu dài
885,7 m được thiết kế theo kiểu cầu dây văng với trụ tháp chính có hình dáng
kiến trúc cầu rồng nghiêng về phía Thủ Thiêm, cao 113 m. Dự án do Công ty Cổ
phần Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh làm chủ đầu tư với giá trị lên đến 4.269 tỉ
đồng theo hình thức BT.
Trước đó, để chuẩn bị
cho việc kết nối cầu Thủ Thiêm 2, năm 2018 đã có 258 cây cổ thụ hơn trăm năm
tuổi trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1) được cơ quan chức năng đốn hạ, di dời.
Hợp đồng xây dựng –
chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.
Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình đó cho Nhà nước. Và
chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu
tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng
BT.
Hoàng Triều (BT)

Không có nhận xét nào: